Tìm hiểu biến trong JAVA

03cd82 2024

Với những bạn đã có kiến thức cơ bản về lập trình rồi thì nói chuyện tới biến sẽ đơn giản. Nhưng với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu lập trình thì khó khăn hơn một chút.

Trước hết nói sơ bộ biến là gì?

Khi đã hiểu về biến thì mỗi người có cách mô tả khác. Tôi thì mô tả ngắn gọn thế này để các bạn mới bắt đầu hình dung sơ bộ:

Giả sử trên bàn làm việc của bạn có 1 cái cốc và trong phòng có cái bảng. Khi bạn đang ngồi làm việc muốn viết một nội dung gì đó thì bạn sẽ viết lên bảng. Khi bạn muốn đựng một ít nước thì bạn sẽ dùng cái cốc đựng nước.  Xong việc bạn đổ nước đi và rửa cốc, và cái bảng cũng được lau sạch. Vậy là bạn có dụng cụ để làm việc lưu trữ tạm thời.

Máy tính cũng cần lưu trữ tạm thời khi làm việc, và người ta tạo ra khái niệm biến để đặt tên cho các ô nhớ trong bộ nhớ của máy tính. Khi chương trình hoạt động cần sử dụng ô nhớ để lưu dữ liệu tạm thời thì sẽ sử dụng tên biến để truy cập vào ô nhớ tương ứng. Khi kết thúc chương trình thì ô nhớ đó được giải phóng giống như cái cốc, cái bảng và chương trình khác có thể sử dụng ô nhớ đó để làm việc.

Các loại biến trong Java

Có 3 loại biến:

  • local variable: Biến cục bộ, tồn tại hoạt động trong 1 khối lệnh hoặc một hàm. Khi khối lệnh hoặc hàm kết thúc làm việc thì biến được giải phóng mặc dù chương trình chưa kết thúc.
  • instance variable: Biến ở mức thực thể (thường gọi là thuộc tính của đối tượng). Biến này được khởi tạo khi tạo đối tượng và kết thúc khi đối tượng bị hủy. Đến phần lập trình hướng đối tượng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn.
  • static variable: Biến tĩnh, khi một lớp được load thông tin vào bộ nhớ thì biến tĩnh này đã được cấp phát ô nhớ và tồn tại suốt trong chương trình. Biến tĩnh không phụ thuộc vào việc khởi tạo đối tượng và độc lập với đối tượng. 

Các vị trí khai báo các loại biến

class A{  
        int data=50; //instance variable  
        static int m=100; //static variable  
        void method(){  
             int n=90; //local variable  
        }  
}//end of class 

Ví dụ

class Simple{  
     public static void main(String[] args){  
            int a=10;  
            int b=10;  
            int c=a+b;  // a, b là tên biến đại diện cho ô nhớ, thực hiện tính toán cộng giá trị
                         // trong 2 ô nhớ ta sẽ dùng tên biến để viết phép cộng.
            System.out.println(c);   // lệnh này dùng để in giá trị biến ra màn hình
     }
}  

Khai báo biến như thế nào?

Bạn hãy xem lời giải thích trong code dưới đây

class A{  
        int data=50; //int là kiểu dữ liệu số nguyên, chữ data là tên biến, dấu = để gán giá trị, 50 là giá trị.  
        static int m=100; //static là từ khóa báo hiệu là biến tĩnh  
        void method(){  
             int n=90; //int: kiểu dữ liệu, n: tên biến, 90: giá trị được gán cho n.  
        }  
}

Cú pháp chung của khai báo biến: [<bổ từ>]   <kiểu dữ liệu>   <tên biến>   [= <giá trị>]; 

- Dấu ngoặc vuông là cú pháp có thể có hoặc không, tùy theo từng tình huống khai báo biến.

- Dấu ngoặc < ...> là phạm vi của một nội dung, trên công thức thì ghi vậy cho rõ, khi viết code thì bạn bỏ ký hiệu này đi.

- Bổ tử: Có thể là từ khóa  static, hoặc public, protected, private... (ở các bài viết hướng đối tượng sẽ nói đến phần này)

- Kiểu dữ liệu: Bạn hình dung ví dụ nước thì phải dùng cốc, viết chữ thì phải dùng bảng. Mỗi loại giá trị cần có một mẫu gọi là kiểu dữ liệu. Số nguyên khác số thực và đó là 2 kiểu dữ liệu...

- Tên biến, giá trị đã nói ở trên.

Có các kiểu dữ liệu nào?

Mời bạn xem tiếp bài viết về kiểu dữ liệu

 

 

 

 

Nguồn: zezo.dev