Học lập trình PHP để làm gì?

PHP là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở (giống như tiếng Việt là một ngôn ngữ dùng để giao tiếp). PHP có bộ ký hiệu, bộ từ khóa và các quy tắc sắp xếp bộ ký hiêu và từ khóa để tạo thành một chương trình có thể chạy thực hiện các công việc theo yêu cầu của Lập trình viên.  Học lập trình PHP sẽ giúp bạn biết cách xây dựng trang những trang web quảng bá tin tức, sản phẩm, quản lý…  Trang web xây dựng bằng PHP sẽ chạy ở máy chủ riêng được chia sẻ một địa chỉ (domain hoặc IP) để khách có thể vào xem bằng phần mềm duyệt web như: chrome, cốc cốc, edge, safari, firefox…

 

Học lập trình PHP có khó không?

Có khó và không khó!

Khó vì người mới học sẽ mơ hồ chưa hiểu cách hoạt động và cách lắp ghép code.

Không khó đối với những người có một chút kiến thức về lập trình cơ bản , biết một chút về html/css/javascript…

Học lập trình PHP cần điều kiện kiến thức gì gì?

Nên có kiến thức về lập trình cơ bản, nếu chưa có thì cũng có thể bắt đầu từ đầu với PHP nhưng sẽ vất vả hơn một chút.

Nên có kiến thức về HTML, CSS, Javascript, MySQL để hỗ trợ cho quá trình thực hành. Nếu chưa có thì cũng cần nghiên cứu song song với học PHP.

Học lập trình PHP cần có công cụ gì?

1. Phần mềm tạo máy chủ web:

Xampp https://www.apachefriends.org/download.html

hoặc ZWebserver https://zezo.dev/view/zwebserver-may-chu-web-php-mysql-apache-danh-cho-windows/

hoặc bất kỳ phần mềm hỗ trợ tạo máy chủ web php nào đó trên internet.

2. Phần mềm soạn thảo code:

Visual studio code https://code.visualstudio.com/download

hoặc phpstorm https://www.jetbrains.com/phpstorm/

hoặc sublimetext https://www.sublimetext.com/download

hoặc bất kỳ phần mềm soạn thảo code nào khác

3. Phần mềm xem web

chrome https://www.google.com/intl/vi_vn/chrome/

cốc cốc https://coccoc.com/

hoặc trình duyệt khác tùy theo nhu cầu của bạn

Học lập trình PHP bắt đầu như thế nào?

  1. Chuẩn bị máy tính tốt và cài đặt các phần mềm cần thiết. Không yêu cầu máy tính cấu hình quá cao
  2. Học theo tài liệu mẫu và bắt đầu từ việc tìm hiểu cách tạo file, cách chạy 1 file php đơn giản
  3. Tìm hiểu về biến, hằng, cách in biến ra màn hình
  4. Tìm hiểu về kiểu dữ liệu, toán tử
  5. Tìm hiểu về chuỗi và các hàm làm việc với chuỗi
  6. Tìm hiểu các cấu trúc điều khiển: if, if … else, switch, for, while, do…while, foreach….
  7. Tìm hiểu về cách viết hàm: hàm có tham số, không có tham số, có trả về dữ liệu, không trả về dữ liệu
  8. Tìm hiểu về mảng, các hàm làm việc với mảng
  9. Tìm hiểu về lớp và đối tượng, thuộc tính và phương thức, hàm khởi tạo và hàm hủy
  10. Tìm hiểu về POST – GET – REQUEST
  11. Tìm hiểu về SESSION, COOKIE
  12. Tim hiểu về include, require, require_once, include_once
  13. Tìm hiểu về cách upload 1 file, upload nhiều file
  14. Tìm hiểu về thao tác với File, file_get_content, file_put_content…
  15. Tìm hiểu về CURL tương tác với trang web khác
  16. Tìm hiểu về MySQL và cách sử dụng phpMyAdmin
  17. Tìm hiểu kỹ thuật tương tác PHP với MySQL bằng PDO hoặc MySQLi
  18. … đến đây thì bạn có thể tự tìm hiểu thêm cái gì bạn thích vì hiểu hết các phần trên bạn sẽ tự nghĩ ra được nhiều cái mới.

Tiếp theo sẽ học những gì?

Sau khi làm được website bạn có thể nghiên cứu sâu về javascript để làm frontend đẹp hơn, và có thể nghiên cứu thêm về quản trị server hosting, học cách đưa website lên hosting, mua tên miền và quản lý tên miền.

Học quản trị server thì nên tìm hiểu Ubuntu server hoặc Centos vì đa số các hệ thống hỗ trợ PHP sẽ sử dụng hệ điều hành lõi Linux. Máy chủ windows thường tốn ram và tài nguyên khác nên không phù hợp với giải pháp mã nguồn mở.