Góc nhìn cuộc sống – Học lập trình, học sử dụng máy tính từ số 0 – ZeZo.dev https://zezo.dev Wed, 11 Dec 2024 08:25:38 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.1 https://zezo.dev/wp-content/uploads/2024/11/cropped-zzel-32x32.png Góc nhìn cuộc sống – Học lập trình, học sử dụng máy tính từ số 0 – ZeZo.dev https://zezo.dev 32 32 Tóm tắt vấn đề tư duy https://zezo.dev/view/tom-tat-van-de-tu-duy Wed, 11 Dec 2024 08:25:08 +0000 https://zezo.dev/?p=414 Kẻ thù của thời gian:

– điện thoại
– trang phục
– bàn lam việc

Thành công là có gì?

– sức khỏe
– sự nghiệp
– gia đình
– bạn bè

Tình yêu là gì?

– hâm mộ tâm hồn => TÌNH BẠN
– hâm mộ tri thức => kính trọng
– hâm mộ thể xác => ham muốn
==> cộng lại -> tình yêu

Nói về Tư duy đột phá:

– tạo được sáng kiến vào đường cùng
– đưa ra được giải pháp của sáng kiến đó
– phải biến sáng kiến giải pháp trên thành hành vi

Các kiểu tư duy:

– kiểu 1: không nghĩ gì=> tất cả do số định sẵn
– kiểu 2: tư duy ngẫu nhiên => xử lý theo ý nghĩ lóe sáng khi sự việc xảy ra
– kiểu 3: tư duy cá nhân, tư duy cảm tính=> xử lý sự việc theo cảm tính, cảm xúc
– kiểu 4: tư duy lý tính: tư duy phải có chỗ dựa, có logic, có khách quan => khoa học mới giải quyết đc vấn đề, giải quyết từ nhỏ tới lớn, rất tin vào các chuyên gia.

– kiểu 5: tư duy đột phá:

+ nguyên tắc 1: phải có sự khác nhau độc đáo: bằng cách liên tục không hài lòng ; khi tiếp cận vấn đề nên tìm ngay một sự khác biệt nào đó, nếu khác biệt thì sẽ có biện pháp khác biệt và tìm cách đáp ứng biện pháp khác biệt, bỏ tư duy cũ.
+ nguyên tắc 2: mở rộng mục đích, không làm giống người khác
+ nguyên tắc 3: giải pháp tiếp theo có nghĩa là trước khi làm gì đó thì giải pháp này phục vụ cho tương lai chứ ko phải hôm nay
+ nguyên tắc 4: thu thập thông tin có giới hạn
+ nguyên tắc 5: lôi kéo người tham gia (làm việc nhóm)
+ nguyên tắc 6: cải tiến liên tục: là biện pháp chiến thuật từng ngày, từng giờ không lặp lại

]]>
10 cách kiềm chế cảm xúc tức giận và làm chủ bản thân https://zezo.dev/view/10-cach-kiem-che-cam-xuc-tuc-gian-va-lam-chu-ban-than Wed, 11 Dec 2024 08:18:03 +0000 https://zezo.dev/?p=411 Cách kiềm chế cảm xúc trong cuộc sống hiện tại bộn bề những lo toan, chúng ta cảm thấy luôn ẩn chứa bao nhiêu điều bức xúc, hay nóng giận mà nhiều khi dẫn đến những hành vi tổn thương cho người khác và cho chính bản thân mình. Bởi những hành vi bốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, tức giận, bất ổn… trong quan hệ giao tiếp có tác động rất lớn đến mức thu nhập và địa vị xã hội. Khi bạn nhận thức và kiểm soát được cảm xúc của bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng nếu không kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ. Bằng cách học để nhận biết, quản lý và đối phó với cảm xúc của bạn, bạn sẽ tận hưởng nhiều hạnh phúc hơn và có nhiều mối quan hệ tốt hơn. Làm thế nào để kiềm chế được sự tức giận, chúng ta tham khảo những kỹ năng kiềm chế cảm xúc ngay sau đây để có được lời giải tốt hơn cho cuộc sống:

1. Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Khi gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là: “Tại anh/chị…”. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: “Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.

2. Tránh suy nghĩ tiêu cực

Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nõi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc Cách kiềm chế cảm xúc bản thân trước cơn tức giận

3. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

4. Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

5. Không gửi email trong cơn giận dữ

Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là nên để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp. Kiềm chế cảm xúc như thế nào? Làm sao để kiềm chế cảm xúc bản thân?

6. Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

7. Học cách đối mặt với khó khăn

Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.

8. Bình tĩnh trong mọi tình huống

Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác… Vì vậy khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn đó. Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình. Bình tĩnh trong mọi tình huống Luôn kiềm chế sự tức giận của mình để tâm trạng được thoải mái hơn

9. Học cách nhìn nhận lại

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn tức giận. hãy thử nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.

10. Học cách giải tỏa cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn. Vậy nên bạn hãy tìm cách kiềm chế cảm xúc cho bản thân nhé! Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ… Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường. Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúccủa mình tốt hơn.

Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa. Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc… và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

Học cách giải tỏa cảm xúc

Trong xã hội đầy phức tạp và cạnh tranh này nếu bạn biết kiềm chế cảm xúc và kiểm soát chế ngự để làm chủ bản thân mình là bạn đã đạt đến 50% của sự thành công trong tương lai. Tục ngữ Việt Nam có câu: “cả giận sẽ mất khôn”. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng đều nhận thức được hậu quả của việc không giữ được bình tĩnhvà mất lý trí do nông nổi nhất thời. Cách chúng ta có thể vượt qua được chính là hiểu rõ và kiểm chế cảm xúc của mình. Vậy bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc ngay từ bây giờ để khi thời gian trôi qua, bạn không phải hối tiếc:“Phải chi lúc ấy tôi đừng quá nóng giận”.

]]>
Mẹo học lý thuyết 600 câu hỏi luật Giao thông đường bộ https://zezo.dev/view/meo-hoc-ly-thuyet-600-cau-hoi-luat-giao-thong-duong-bo Fri, 29 Nov 2024 17:38:26 +0000 https://zezo.dev/?p=285 1. Soi đáp án nhanh để chọn

– Đáp án “Bị nghiêm cấm” luôn chọn là đúng

– Đáp án có từ: “Giảm tốc độ” và có từ “bên phải” thì chọn đáp án này

– Đáp án có từ: “Quan sát” chọn đáp án nào có nội dung dài nhất

– Đáp án có từ: “Không được” thì luôn chọn đáp án này. Trừ một số câu sau: 38, ý 3 câu 44, câu 102

(câu 38 – vượt xe cảnh sát KHông bật đèn : Chọn đáp án: được vượt khi đảm bảo an toàn
câu 44: xe kéo rơ mooc không được kéo thêm xe –> chọn: không được phép (đề có 2 đáp án có chữ không được
câu 102: dừng xe trên cao tốc: chọn đáp án chỉ được dừng đúng nơi quy định)

2. Câu hỏi có từ “tham gia” và từ tham gia phải nằm trong chuỗi ngoặc kép thì chọn ý 3

3. Câu hỏi có từ “Dừng” hoặc “Đỗ xe” thì chọn ý 2

4. Giới hạn tuổi

* 16 tuổi không cấp bằng –> xe dưới 50cm3

* 18 tuổi học bằng A & B (các loại A, B). Bằng B được phép nối A, các bằng còn lại không được phép lái các xe loại khác.

– A1 –> dưới 175cm3
– A2 –> trên 175cm3
– A3 –> xe 3 bánh

– B1 (có 2 loại B1 số tự động & B1 thường) –> chọn có chữ: Không hành nghề.
– B2: Có hành nghề, điều khiển xe đến9 chỗ (dưới)

* 21 tuổi bằng C –> điều khiển xe đến 9 chỗ… (dưới)

* 24 tuổi bằng D –> điều khiển xe đến 30 chỗ (dưới)
24 tuổi bằng FC –> điều khiển xe đầu kéo kéo sơ mi rơ mooc

* 27 tuổi bằng E –> điều khiển xe trên 30 chỗ
27 tuổi bằng FE —> điều khiển ô tô chở khách nối toa.

Ký hiệu trọng lượng

KLBT:4200kg  —khối lượng bản thân
KLCP:3400kg — khối lượng cho phép  (B2 căn cứ theo số này)
KLTB: 7900kg — khối lượng toàn bộ

Cách chọn: có chữ FC chọn 2, FE chọn 1

hạng E — tuổi tối đa: chọn có số 50

5. Câu nào có cảnh sát giao thông giơ tay

(Chú ý: Cái này chỉ áp dụng cho câu hỏi chữ lý thuyết không phải sa hình. VD xem câu 82)

– Giơ 1 tay chọn 3
– Giơ 2 tay chọn 4 (cần check lại câu 529)

6. Niên hạn sử dụng

– Chở người: 20 năm
– Chở hàng: 25 năm
(Chọn đáp án: người 20, hàng 25)

7. Tốc độ

– Tốc độ tối đa: Xe gắn máy, xe chuyên dùng: bất kỳ đường nào tối đa 40km

– Nơi đông dân cư:
+ Trong câu hỏi có từ “không có dải” ==> chọn 2
+ Còn lại: chọn 1

– Ngoài đông dân cư:
+ Trong ý trả lời có “xi téc, bê tông” –> luôn chọn ý này
+ Không có “xi téc, bê tông” –> chọn ý có ô tô con

8. Khoảng cách

Câu hỏi về khoảng cách nhìn số lớn của tốc độ

Đầu 8 thì chọn ý 2 còn lại thì chọn ý 3

(VD: tốc độ từ 60 đến 80km/h thì chọn ý 2 vì số lớn là 80)

9. Lên dốc, xuống dốc, đường ổ gà, ngập nước… nói chung là đường khó đi

Chọn đáp án có “về số thấp” hoặc “về số 1” (về số 0 là sai)

10. Biển báo – sa hình

Biển giới hạn tốc độ, làn đường 

Câu hỏi kết thúc bằng chữ “đường” thì chọn 3, chữ đường ở giữa câu hỏi thì chọn 2.

Biển hướng dẫn “cầu vượt”: chọn hướng lên
Biển hướng dẫn “hầm chui” : chọn hướng xuống

* xe con là xe dưới 9 chỗ, bán tải dưới 900kg, xe 3 bánh khối lượng bản thân trên 400kg

==> câu hướng dẫn xe được phép đi vào:  nhìn ảnh biển thẳng đầu xe thì chọn có, thân xe (xe con) thì chọn không.

* Hướng đi tránh chướng ngại vật

Câu hỏi yêu cầu tránh bên trái: chọn 1, tránh bên phải chọn 3

* Vạch kẻ đường

– Vạch vàng: phân chiều.

– Vạch trắng: phân làn

– Vạch liền không được đè, vạch đứt được đè

* Trường hợp 2 vạch vàng cạnh nhau: 1 vạch liền, 1 vạch đứt ==> xe bên vạch đứt được phép đè sang cả bên liền, xe bên vạch liên không được phép

* Không được được quay đầu ở chỗ vạch liền (trước chỗ sang đường đi bộ thường có 1 đoạn vạch liền

* Thứ tự ưu tiên:  Hỏa – Quân – Công – Thương – Thường
– Trong hình có cứu hỏa hoặc quân sự: chọn ý 2
– Trong hình có xe công an (không có hỏa, quân) thì chọn ý 1 và 4 sau đó loại trừ chọn ý công an ở đầu.

* Vòng xuyến: có biển báo (hình tròn 3 mũi tên vòng xuyến) nhường trái, không có nhường phải (có nơi không cắm biển)

* Câu hỏi về “vi phạm” ở ngã rẽ : Hình vẽ nhiều mũi tên loằng ngoằng thì bỏ không chọn đáp án có chữ “xe con”
(câu này cần check kỹ)

* Xe trước kéo xe sau: luôn chọn không đúng hoặc vi phạm

* Câu sa hình: Nếu có CSGT trong hình thì chọn ý 3

* Xe vi phạm ở đường thẳng: Lấy số bánh xe cuối cùng trừ đi 1 thì còn lại là đáp án.
VD: Cuối cùng là xe máy thì đáp án là số 1, cuối là oto 4 bánh thì đáp án là 3
Nhưng lỡ mà là rơ mooc thì … tự check vi phạm thôi 😀

heee…

 

 

]]>
Bữa ăn người Việt xưa https://zezo.dev/view/bua-an-nguoi-viet-xua Fri, 29 Nov 2024 15:04:44 +0000 https://zezo.dev/?p=186 1. Không và quá 3 lần khi đưa bát cơm lên miệng.

2. Không gắp thức ăn đưa thẳng vào miệng mà phải đặt vào bát riêng rồi mới ăn.

3. Không dùng thìa đũa cá nhân của mình quấy vào tô chung.

4. Không xới lộn đĩa thức ăn để chọn miếng ngon hơn.

5. Không cắm đũa dựng đứng vào bát cơm.

6. Không nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.

7. Phải trở đầu đũa khi muốn tiếp thức ăn cho người khác.

8. Không được cắn răng vào đũa, thìa, miệng bát, không liếm đầu đũa

9. Không vừa cầm bát vừa cầm đũa chỉ 1 tay cũng như không được ngậm đũa để rảnh tay làm các việc khác chẳng hạn như múc canh, đôi đũa chưa dùng đến phải đặt vào mâm hoặc đĩa bàn nếu ăn trên bàn có dùng đĩa lót bát, hoặc đồ gác đũa.

10. Ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung đùi, rung đùi là tướng bần tiện của nam, dâm dục của nữ, và cực kỳ vô lễ.

11. Không ngồi quá sát mâm hay bàn ăn nhưng cũng không ngồi xa quá.

12. Ngồi trên ghế thì phải giữ thẳng lưng. Ngồi trên chiếu thì chuyển động lưng và tay nhưng không được nhấc mông.

13. Không để tay dưới bàn nhưng cũng không chống tay lên bàn mà bưng bát và cầm đũa, khi chưa bưng bát thì phần cổ tay đặt trên bàn nhẹ nhàng.

14. Không ngồi chống cằm trên bàn ăn.

15. Tuyệt đối tránh cơm đầy trong miệng mà nói.

16. Không chu mồm thổi thức ăn nóng mà múc chậm phần nguội hơn ở sát thành bát đĩa.

17. Muỗng kiểu múc canh phải đặt úp trong bát không được để ngửa.

18. khi chấm vào bát nước chấm, chỉ nhúng phần thức ăn, không nhúng đầu đũa vào bát chấm, miếng đã cắn dở không được chấm.

19. Khi nhai tối kỵ chép miệng.

20. Không tạo tiếng ồn khi ăn [ví dụ húp soàm soạp]

21. Không nói, không uống rượu, không húp canh khi miệng còn cơm.

22. Không gõ đũa bát thìa.

23. Khi ăn món nước như canh, chè, xúp, cháo… nếu dọn bát nhỏ hay chén tiểu thì có thể bưng bát trên hai tay để uống nhưng không được kèm đũa thìa. Nếu dọn bát lớn hay đĩa sâu thì dùng thìa múc ăn, tới cạn thì có thể một tay hơi nghiêng bát đĩa sâu ra phía ngoài, một tay múc chứ không bưng tô to đĩa sâu lên húp như kiểu chén tiểu. Món canh có sợi rau nên dọn bát nhỏ, món gọn lòng thìa có thể dùng bát lớn, đĩa sâu.

24. Không ăn trước người lớn tuổi, chờ bề trên bưng bát lên mình mới được ăn. Nếu đi làm khách không gắp đồ ăn trước chủ nhà hay người chủ bữa cơm (trừ ra bạn được đề nghị gắp trước, trong một dịp nhất định).

25. Dù là trong khuôn khổ gia đình hay khi làm khách, tuyệt đối không chê khi món ăn chưa hợp khẩu vị mình. Điều này cực kỳ quan trọng vì không đơn thuần là phép lịch sự mà còn là một phần giáo dục nhân cách. Nếu không được dạy nghiêm túc, trẻ em từ chỗ phản ứng tự nhiên do khẩu vị sẽ tới chỗ tự cho mình quyền chê bai, phán xét, không trân trọng lao động của người khác. món không ngon với người này nhưng ngon với người khác và có được nhờ công sức của rất nhiều người.

26. Không gắp liên tục 1 món dù đó là món khoái khẩu của mình.

27. Phải ăn nếm trước rồi mới thêm muối, tiêu, ớt, chanh v.v…, tránh vừa ngồi vào ăn đã rắc đủ thứ gia vị phụ trội vào phần của mình.

28. Phải ăn hết thức ăn trong bát, không để sót hạt cơm nào.

29. Dọn mâm phải nhớ dọn âu nhỏ đựng xương, đầu tôm, hạt thóc hay sạn sót trong cơm…

30. Trẻ em quá nhỏ dọn mâm riêng và có người trông chừng để tránh gây lộn xộn bữa ăn của người già, tới 6 tuổi là ngồi cùng mâm với cả nhà được sau khi đã thành thục các quy tắc cơ bản.

31. Khi trẻ em muốn ăn món mà nó ở xa tầm gắp, phải nói người lớn lấy hộ chứ không được nhoài người trên mâm. Trong gia đình, khi trẻ em ngồi cùng mâm người lớn thì sắp cho bé một đĩa thức ăn nhỏ ngay bên cạnh với đồ ăn đã lóc xương và thái nhỏ. Với người cao tuổi cũng vậy, dọn riêng đĩa cá thịt đã lóc xương, thái nhỏ, hay ninh mềm hơn.

32. Không để các vật dụng cá nhân lên bàn ăn, trừ chiếc quạt giấy xếp có thể đặt dọc cạnh mép bàn. Ngày nay thì di động là vật bất lịch sự và mất vệ sinh. 33. Nhất thiết để phần người về muộn vào đĩa riêng, không khi nào để phần theo kiểu ăn dở còn lại trong đĩa.

34. Ăn từ tốn, không ăn hối hả, không vừa đi vừa nhai.

35. Khi ăn không được để thức ăn dính ra mép, ra tay hay vương vãi, đứng lên là khăn trải bàn vẫn sạch. Giặt thì giặt chứ dùng cả tuần khăn bàn vẫn trắng tinh không dính bẩn.

36. Nếu ăn gặp xương hoặc vật lạ trong thức ăn, cần từ từ lấy ra, không được nhè ra toàn bộ tại bàn.

37. Chỉ có người cao tuổi, 70 trở lên và trẻ nhỏ mà ợ khi ngồi ăn mới không bị coi là bất lịch sự.

38. Nếu bị cay thì xin phép ra ngoài hắt xỳ hơi, xỷ mũi.

39. Nhà có khách cần cẩn trọng khi nấu, chất cay để phụ trội bày thêm, tránh bất tiện cho khách khi họ không ăn được cay hay một vài gia vị đặc biệt. 40. Tránh va chạm tay với người cùng mâm, nếu thuận tay trái thì nói trước để chọn chỗ cho thuận tiện.

41. Phải chú ý tay áo khi gắp đồ ăn.

42. Nếu thấy thức ăn lớn nên xin cắt nhỏ để mọi người được thuận tiện

43. Khi đang ăn mà có việc riêng phải xin phép rồi mới rời mâm.

44. Nhất thiết nói cảm ơn sau bữa ăn dù là chỉ có hai vợ chồng nấu cho nhau. Đừng tiếc lời khen ngợi những món ngon.

45. Phong tục mời tùy theo gia đình, có gia đình thì người cao tuổi nhất nói đơn giản “các con ăn đi”, trẻ thì thưa “con xin phép”, nhưng có gia đình trẻ con phải mời hết lượt ông bà cha mẹ cô chú anh chị… Khi tới đâu thì quan sát gia chủ, không thể mang tập quán nhà mình vào bữa ăn nhà người ta.

46. Ăn xong cần tô son lại thì xin phép vào phòng vệ sinh, không tô son trên bàn ăn trước mặt người khác.

47. Ngồi đâu là theo sự xếp chỗ của chủ nhà, không tự ý ngồi vào bàn ăn khi chủ nhà chưa mời ngồi.

48. Ngày xưa, có lúc người giúp việc ăn cùng mâm với chủ nhà, khi gắp, chủ nhà để thế tay ngang nhưng người giúp việc thế tay úp. Nhìn là biết ngay.

49. Không được phép quá chén.

50. Nên thành thực nói trước về việc ăn kiêng, dị ứng [nếu có] khi được mời làm khách để tránh bất tiện cho chủ nhà.

Nguồn: Internet

]]>